Địa điểm triển khai

1, Tỉnh Quảng Ninh:

Quảng Ninh là tỉnh biên giới - hải đảo, nằm ở phía Đông Bắc Việt Nam với đặc điểm địa hình có rừng, biển và đồng bằng, trong đó đồi núi chiếm 90% diện tích đất liền. Tổng diện tích đất nuôi trồng thủy sản là 20,000 ha, diện tích bãi triều là 43,000 ha. Tổng số lao động làm nghề NTTS đến nay lên tới 19,456 người (37,4% là nữ). Sản xuất phát triển toàn diện cả về khai thác, nuôi trồng, chế biến và dịch vụ hậu cần nghề cá, trong đó NTTS đang theo hướng sản xuất hàng hóa phục vụ cho ngành công nghiệp, du lịch, dịch vụ và xuất khẩu.

Với điều kiện địa lý và xã hội như trên, Quảng Ninh là một trong những tỉnh chịu ảnh hưởng lớn của biến đổi khí hậu. Diễn biến thời tiết trong những năm gần dây có nhiều hiện tượng bất thường, rét đậm, rét hại kéo dài, bão lũ diễn ra kéo dài từ tháng 5 tới tháng 10 với trung bình 5-6 cơn bão lớn/năm. Riêng trong năm 2009, cơn bão số 6 gây lũ lụt cho các huyện miền núi Bình Liêu, Ba Chẽ và các huyện ven biển Tiên Yên gây thiệt hại hơn 200 tỷ đồng cho riêng ngành NTTS. Cơn bão số 5 năm 2011 làm hư hại 93 nhà bè NTTS, trên 5 triệu con giống tu hài cấp hai, 750 bè nuôi hàu thương phẩm, 250 bè hàu giống, 2,000 lồng tu hài thương phẩm, 10 tấn cá song, 1 tấn cá Hồng Mỹ, 3 tấn cá Chim vây vàng, 1 tấn ghẹ.

2, Tỉnh Hải Phòng:

Hải Phòng có tổng diện tích tự nhiên là 1519 km2 bao gồm 2 huyện đảo (Cát Hải và Bạch Long Vĩ). Dãi biển Hải Phòng được đặc trưng bởi đới triều và đới dưới triều diện tích khoảng 24.239 ha nằm trong vùng 22 xã ven biển và chung quanh các đảo. Hầu hết diện tích này đã được sử dụng cho các ngành kinh tế và có 8.000 ha sử dụng cho nuôi trồng thủy sản nước lợ. Dọc theo chiều dài 125 km bờ biển của Hải Phòng có 5 cửa sông phân bố khá đều đó là cửa Bạch Đằng (còn gọi là cửa Nam Triệu), cửa Lạch Huyện, Cửa Cấm, cửa Lạch Tray và cửa Văn úc. Ngoài ra nếu tính cả những cửa trực tiếp thông ra biển còn có cửa Cát Bà (cửa Vùng Vịnh), cửa Ngọc Hải (cửa Đồ Sơn), cửa Họng (cửa sông cụt – sông Họng Đồ Sơn). Các cửa sông và cửa biển là nơi trú đậu, là cơ sở cảng bến cho đội tàu đánh cá, đồng thời các cửa sông hàng năm còn đưa ra biển một khối lượng dinh dưỡng và mùn bã phù sa, là nguồn thức ăn tốt cho các giống loài thủy sản.

Nuôi trồng thuỷ sản phát triển mạnh ở cả ba vùng nước ngọt, lợ, mặn; giá trị sản lượng tăng bình quân hàng năm giai đoạn 1990-2000 từ 12 - 16%, giai đoạn 2001-2010 tăng 8-13% với các đối tượng nuôi có hiệu quả cao như : tôm sú, cua biển, cá song, cá giò, cá hồng, tu hài, tôm càng xanh, rô phi đơn tính…. địa phương đã và đang triển khai chương trình chuyển đổi sản xuất nông nghiệp sang nuôi trồng thuỷ sản và phát triển theo mô hình kinh tế trang trại.
Hải Phòng là một trong các thành phố chịu tác động lớn của biến đổi khí hậu, theo các báo cáo khảo sát của Viện Tài nguyên Môi trường biển trong khoảng 50 năm qua, mực nước biển tại hải Phòng đã dâng lên khoảng 20cm và 10 năm trở lại đây nhiệt độ trung bình những tháng mùa đông ở mức cao hơn so với mức trung bình nhiều năm và vẫn có xu hướng tăng; lượng mưa trung bình năm đang có xu hướng giảm dần.. Ảnh hưởng của nước biển dâng đã làm gia tăng xói lở đường bờ biển, bão lụt, lốc xoáy........gây tiêu cực tới các hoạt động sản xuất và sinh kế của công đồng địa phương và nguồn lợi ven biển, trong đó thủy sản là một trong những ngành được đánh giá là dễ bị tổn thương, có độ nhạy cảm cao với thiên tai và biến đổi khí hậu.

Trên địa bàn Hải phòng, diễn biến thiên tai dịch bệnh đối với sản xuất nuôi trồng thủy sản cũng giống như các địa phương khác, các đợt rét đậm rét hại năm 2001, 2003, 2006 và đặc biệt trong năm 2008 đã làm hàng ngàn ha đầm NTTS và các trại sản xuất giống bị thiệt hại hàng trăm tỷ đồng, sự biến động bất thường của nhiệt độ nước biển dẫn đến suy thoái các hệ sinh thái ven biển, làm giảm nguồn lợi thủy sản, triều cường, lũ, lụt ...cũng làm thay đổi nồng độ mặn, gây ô nhiễm nguồn nước dẫn đến bệnh dịch cho tôm nuôi, phá vỡ ao, đầm nuôi, làm thất thoát thủy sản nuôi trồng..Các trận bão lụt năm 2002, cơn bão số 5 và số 7 năm 2005 làm hầu hết các đầm ngoài đê đến kỳ thu hoạch bị mất trắng. Các đợt triều dâng cuối năm 2005, 2006, 2008 làm hàng trăm ha đầm nuôi thủy sản ven sông mất thu hoạch, dịch bệnh và ô nhiễm môi trường các vùng nuôi thủy sản tập trung có chiều hướng gia tăng.

Dự báo trong thời gian tới, do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu toàn cầu, thiên tai, dịch bệnh đối với nuôi trồng thủy sản Hải phòng có nhiều phức tạp khó lường. Tình hình thời tiết toàn cầu nóng lên, mực nước biển dâng cao làm giảm diện tích sản xuất ven biển, diện tích rừng suy giảm sẽ làm gia tăng các trận bão lũ cũng như thiên tai dịch bệnh ngày càng gia tăng. Mùa hè nắng nóng nhiệt độ tăng cao, mùa đông có các đợt rét đậm rét hại dài ngày. Công nghệ sản xuất truyền thống hoặc những công nghệ đang áp dụng sẽ phải từng bước thay đổi để duy trì sản xuất và thu nhập của người dân. Phân bố dân cư khu vực ven biển và hải đảo sẽ thay đổi kéo theo thay đổi cơ cấu lực lượng sản xuất...vì vậy việc xây dựng các phương án ứng phó biển đổi khí hậu để lồng ghép vào các chương trình dự án trong nuôi trồng thủy sản là rất cần thiết

3, Tỉnh Nghệ An:

Nghệ An là 1 tỉnh ven biển thuộc khu vực Bắc Trung Bộ, có bờ biển dài 82km với hải phận trên 4.320 hải lý vuông. Ngành thủy sản Nghệ an đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế của tỉnh, tạo nhiều việc làm và thu nhập cho người lao động, đặc biệt là người dân ven biển. Nghệ An được xem là tỉnh trọng điểm phát triển thuỷ sản của vùng bắc Trung bộ, có ngư trường giàu nguồn lợi, có tiềm năng và khả năng khai thác và nuôi trồng thủy sản, có điều kiện để phát triển kinh tế toàn diện, đặc biệt là kinh tế thủy sản. Tổng sản lượng khai thác và nuôi trồng thủy sản hiện nay của tỉnh đạt từ 95.000 tấn – 100.000 tấn/năm. Những năm gần đây, kinh tế Nghệ an có mức tăng trưởng khá, bình quân hàng năm giai đoạn 2006-2010 đạt gần 10%, GDP bình quân đầu người đạt 14 triệu đồng, kim ngạch xuất khẩu đạt 300 triệu USD.

Nghệ An là một tỉnh chịu ảnh hưởng tương đối lớn của quá trình biến đổi khí hậu, đặc biệt là nghề nuôi trồng thủy sản. Theo thống kê những năm gần đây người dân nuôi trồng thủy sản tỉnh Nghệ An phải hứng chịu các đợt thiên tai và gây ra những hậu quả nghiêm trọng.
  Năm 2008, mưa lớn nhấn chìm 2.872,4 ha diện tích ao hồ và 4.009 ha diện tích nuôi cá vụ 3, cuốn trôi 4 lồng nuôi cá. Ước thiệt hại lên đến 8 tỷ đồng. Tháng 9 năm 2009 trận mưa lớn kéo dài từ ngày 24/9-29/9 đã làm thiệt hại hơn 3.000 ha và 79 lồng nuôi thủy sản, ước thiệt hại hơn 40 tỷ đồng. Tháng 10 năm 2010, mưa lớn kéo dài nhấn chìm 8.542 ha nuôi trồng thủy sản trong biển nước, ước thiệt hại hơn 42 tỷ đồng.Năm 2011, tháng 3 rét đậm rét hại kéo dài gây chết động vật thủy sản nuôi 220 ha và 24 lồng nuôi cá biển, ước thiệt hại 1 tỷ đồng, tháng 6 cơn bão số 2 đã gây thiệt hại 600 ha, ước thiệt hại hơn 25 tỷ đồng; tháng 9 lũ lụt đã nhấn chìm hơn 2.000 ha diện tích nuôi trồng thủy sản và cuốn trôi 7 lồng nuôi cá, ước thiệt hại hơn 8 tỷ đồng.

Dự án dự kiến sẽ thực hiện các điều tra, nghiên cứu trên đối tượng ngao Bến Tre tại Quỳnh Lưu và tôm thẻ chân trắng tại Nghi Thiết.

Hình ảnh nổi bật

     

     

Video clip

Liên kết website