Trang chủ
Giới thiệu
Tin tức
Kế hoạch
Kết quả
Bản đồ
Hình ảnh
Thông tin dự án
Nhân sự
Đối tác
Địa điểm triển khai
Văn bản pháp luật
Tin hoạt động
Kế hoạch hoạt động
Lịch công tác
Báo cáo
Tài liệu tóm tắt dự án
Đề cương nghiên cứu
Kết quả nghiên cứu
Văn bản pháp luật
Quyết định phê duyệt chiến lược quốc gia về Biến đổi khí hậu số 2139/QĐ-TTg
(10/05/2012)
Ngày 05 tháng 12 năm 2011, thủ tướng chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã ký quyết định phê duyệt chiến lược quốc gia về Biến đổi khí hậu số 2139/QĐ-TTg do Bộ Tài nguyên Môi trường đề nghị.
Biến đổi khí hậu là một trong những thách thức lớn nhất đối với nhân loại. Biến đổi khí hậu sẽ tác động nghiêm trọng đến sản xuất, đời sống và môi trường trên phạm vi toàn thế giới. Nhiệt độ tăng, mực nước biển dâng gây ngập lụt, gây nhiễm mặn nguồn nước, ảnh hưởng đến nông nghiệp, gây rủi ro lớn đối với công nghiệp và các hệ thống kinh tế - xã hội trong tương lai. Vấn đề biến đổi khí hậu đã, đang và sẽ làm thay đổi toàn diện và sâu sắc quá trình phát triển và an ninh toàn cầu như năng lượng, nước, lương thực, xã hội, việc làm, ngoại giao, văn hóa, kinh tế, thương mại.
Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu, trong đó đồng bằng sông Cửu Long là một trong ba đồng bằng trên thế giới dễ bị tổn thương nhất do nước biển dâng, bên cạnh đồng bằng sông Nile (Ai Cập) và đồng bằng sông Ganges (Bangladesh). Theo các kịch bản biến đổi khí hậu, vào cuối thế kỷ 21, nhiệt độ trung bình năm ở nước ta tăng khoảng 2 - 30C, tổng lượng mưa năm và lượng mưa mùa mưa tăng, trong khi đó lượng mưa mùa khô lại giảm, mực nước biển có thể dâng khoảng từ 75 cm đến 1 m so với thời kỳ 1980 - 1999. Nếu mực nước biển dâng cao 1 m, sẽ có khoảng 40% diện tích đồng bằng sông Cửu Long, 11% diện tích đồng bằng sông Hồng và 3% diện tích của các tỉnh khác thuộc vùng ven biển sẽ bị ngập, trong đó, thành phố Hồ Chí Minh sẽ bị ngập trên 20% diện tích; khoảng 10 - 12% dân số nước ta bị ảnh hưởng trực tiếp và tổn thất khoảng 10% GDP. Tác động của biến đổi khí hậu đối với nước ta là rất nghiêm trọng, là nguy cơ hiện hữu cho mục tiêu xóa đói giảm nghèo, cho việc thực hiện các mục tiêu thiên niên kỷ và sự phát triển bền vững của đất nước.
Chiến lược được xây dựng với mục tiêu phát huy năng lực của toàn đất nước, tiến hành đồng thời các giải pháp thích ứng với tác động của biến đổi khí hậu và giảm nhẹ phát thải khí nhà kính, bảo đảm an toàn tính mạng người dân và tài sản, nhằm mục tiêu phát triển bền vững. Đồng thời, chiến lược còn nhằm tăng cường năng lực thích ứng với biến đổi khí hậu của con người và các hệ thống tự nhiên, phát triển nền kinh tế các-bon thấp nhằm bảo vệ và nâng cao chất lượng cuộc sống, bảo đảm an ninh và phát triển bền vững quốc gia trong bối cảnh biến đổi khí hậu toàn cầu và tích cực cùng cộng đồng quốc tế bảo vệ hệ thống khí hậu trái đất.
Với các nội dung chính bao gồm : 1, Chủ động ứng phó với thiên tai và biến đổi khí hậu; 2, Đảm bảo an ninh lương thực và tài nguyên nước; 3,Ứng phó tích cực với nước biển dâng phù hợp với các vùng dễ bị tổn thương; 4. Bảo vệ, phát triển bền vững rừng, tăng cường hấp thụ khí nhà kính và bảo tồn đa dạng sinh học; 5. Giảm nhẹ phát thải khí nhà kính góp phần bảo vệ hệ thống khí hậu trái đất.; 6. Tăng cường vai trò chủ đạo của Nhà nước trong ứng phó với biến đổi khí hậu; 7. Xây dựng cộng đồng ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu; 8. Phát triển khoa học – công nghệ tiên tiến trong ứng phó với biến đổi khí hậu; 9. Tăng cường hợp tác và hội nhập quốc tế nâng cao vị thế quốc gia trong các vấn đề về biến đổi khí hậu; 10. Đa dạng hóa các nguồn lực tài chính và tập trung đầu tư có hiệu quả.
Xem chi tiết quyết định 2139/QĐ-TTg
tại đây.
( Trở về )
Hình ảnh nổi bật
Video clip
Liên kết website
Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 1
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Trường đại học Copenhaghen - Khoa Khoa học đời sống
Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Quảng Ninh
Sở NN&PTNT tỉnh Hải Phòng
Sở NN&PTNT tỉnh Nghệ An