Dự án ICA tại hội nghị thủy sản quốc tế 2015 tại Jeju, Hàn Quốc
Hội nghị thủy sản quốc tế 2015 được tổ chức tại Jeju, Hàn Quốc từ ngày 25 đến ngày 30/5/2015. Đây là một trong những sự kiện lớn nhất thể giới về nuôi trồng thủy sản. Tại đây những kết quả nghiên cứu liên quan mới nhất được trình bày. Hội chợ quốc tế về nuôi trồng thủy sản cũng được tổ chức tại đây. Những công nghệ, sản phẩm mới nhất được các công ty lớn trên thế giới về nuôi trồng thủy sản đưa đến trình diễn.
Dự án ICA tại hội nghị thủy sản quốc tế 2015 tại Jeju, Hàn Quốc
Hội nghị thủy sản quốc tế 2015 được tổ chức tại Jeju, Hàn Quốc từ ngày 25 đến ngày 30/5/2015. Đây là một trong những sự kiện lớn nhất thể giới về nuôi trồng thủy sản. Tại đây những kết quả nghiên cứu liên quan mới nhất được trình bày. Hội chợ quốc tế về nuôi trồng thủy sản cũng được tổ chức tại đây. Những công nghệ, sản phẩm mới nhất được các công ty lớn trên thế giới về nuôi trồng thủy sản đưa đến trình diễn.
Một góc của hội chợ (ảnh Nguyễn Hữu Nghĩa)
Tham gia sự kiện này, dự án ICA đã cử ông Nguyễn Hữu Nghĩa, điều phối nghiên cứu của dự án tham dự hội thảo này. Tại hội thảo ông Nguyễn Hữu Nghĩa đã có bài trình bày về nghiên cứu “Xây dựng mô hình đánh giá tác động của biến đổi khí hậu lên hệ thống nuôi trồng thủy sản tại Nghệ An, Việt Nam”.
Nghiên cứu được xây dựng với mục tiêu đánh giá mức độ dễ bị tổn thương của hệ thống NTTS tỉnh Nghệ An trước các tác động của biến đổi khí hậu, cụ thể là xác định các yếu tố tham gia vào quá trình tác động của BĐKH đến hệ thống NTTS. Từ đó, xác lập mối tương tác giữa các yếu tố đó trong mô hình. Mô hình đã phân tích mức độ dễ bị tổn thương của các khu vực NTTS, từ đó hỗ trợ việc ra quyết định cũng như định hướng cho các nghiên cứu sâu hơn trong đánh giá tác động môi trường NTTS do BĐKH. Nghiên cứu đã áp dụng các phương pháp: 1) Đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố thành phần bằng phương pháp chuyên gia (focus group). 2) Sử dụng phương pháp nội suy không gian (spatial interpolation). 3) Sử dụng phương pháp đánh giá tập mờ (fuzzy logic). 4) Kết hợp các yếu tố hạn chế trong đánh giá kết quả (obstacle surface). 5) Ứng dụng Kịch bản biến đổi khí hậu nước biển dâng cho Việt Nam (2012). 6) Ứng dụng mô hình thuỷ lực Mike 21 xây dựng bản đồ ngập lụt (hydraulic modeling). Các công cụ được sử dụng trong nghiên cứu là ArGIS, MapInfo, Mike. Kết quả của nghiên cứu là hệ thống thông tin, dữ liệu, bản đồ của các biến đã được chuẩn và đồng bộ hóa. Hệ thống thông tin, dữ liệu không những được sử dụng cho nghiên cứu này mà nó còn là nguồn cơ sở dữ liệu nền cho các nghiên cứu khác. Bộ các thông số và phương pháp đánh giá dựa trên kiến thức của chuyên gia đã được xây dựng, những kiến thức chuyên sâu, kinh nghiệm đã được đưa vào mô hình. Các khu vực với từng mức độ bị tác động đã được xác định trên bản đồ và tính toán diện tích. Kết quả là một trong những cơ sở đề các cơ quan quản lý và người dân nhận thức được rõ hơn tác động của biến đổi khí hậu lên các khu vực khác nhau từ đó có những kế hoạch ứng phó phù hợp với địa phương mình.
Ông Nguyễn Hữu Nghĩa trình bày kết quả nghiên cứu tại hội thảo.
Bài trình bày đã nhận được nhiều phản hồi từ hội thảo. Nhiều câu hỏi được đặt ra về phương pháp, và kết quả của mô hình đã được đặt ra. Tác giả đã giải đáp tất cả những câu hỏi được đưa ra và nêu lên những nội dung cần nghiên cứu tiếp. Một số kế hoạch về ứng dụng các mô hình tổng hợp hiện đại bao gồm: đánh giá tác động, thủy lực, sinh thái, lắng và bồi tụ, phát tán chất thải… áp dụng cho nuôi trồng thủy sản đã được thảo luận trong và sau hội thảo. Những ý tưởng này sẽ tiếp tục được xây dựng nhằm ngày càng hoàn thiện các phương pháp đánh giá các tác động của biến đổi khí hậu, thay đổi môi trường lên nuôi trồng thủy sản. Bài trình bày đã được ban tổ chức cấp chứng chỉ.